MS: R2
MỤC LỤC
Trong ngành công nghiệp điện năng,
từ khâu sản xuất truyển tải, phương pháp và tiêu thụ điện năng luôn phải sử
dụng các khí cụ như: áp tô mát, công tắc tơ, rơ le và cầu dao… Để phân phối và
điều khiển, bảo vệ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn trong sử dụng. Khí
cụ là những thiết bị, cơ cấu điện tuỳ theo lĩnh vực sử dụng được chia thành 5
nhóm, mỗi nhóm lại được chia thành nhiều chủng loại khác nhau. Các nhóm đó là:
1. Nhóm khí cụ điện phương pháp năng
lượng điện áp cao gồm: dao cách ly, máy ngắt, biến dòng…
2. Nhóm khí cụ điện phương pháp năng
lượng điện áp thấp gồm: cầu dao, cầu chì…
3. Nhóm khí cụ điện điều khiển: công
tắc tơ, khởi động từ, các bộ khống chế và điều khiển….
4. Nhóm khí cụ điện gồm các rơ le
bảo vệ như: rơ le dòng điện, rơ le điện áp, rơ le thời gian, rơ le trung gian….
5. Nhóm khí cụ dùng trong sinh hoạt:
ổ cắm, phích điện….
Khi thiết kế một loại khí cụ điện
phải thoả mãn hàng loạt các yêu cầu của một sản phẩm công nghiệp hiện đạt. Đó
là các yêu cầu kỹ thuật, vận hành, kinh tế, xã hội được biểu hiện qua các tiêu
chuẩn chất lượng các định mức nhà nước, của ngành.
Các yêu cầu kỹ thuật như độ bền
nhiệt của các chi tiết, các bộ pận làm việc ở chế độ định mức và khi có sự cố
xảy ra, độ bền cơ và tính chịu mòn (của các bộ phận), độ bền cách điện cũng như
khả năng đóng ngắt của thiết bị. Một yêu cầu về kỹ thuật nữa là kết cấu phải
đơn giản, khối lượng và kích thức bé.
Các yêu cầu về vận hành như: độ tin
cậy cao, dễ thao tác, sửa chữa, chi phí cho vận hành và tổn hao thấp, thời gian
sử dụng lâu dài. Trong vận hành phải lưu ý đến các yếu tố như: độ ẩm, độ cao,
nhiệt độ….
Các yêu cầu về kinh tế, xã hội và
công nghệ chế tạo: giá thành phải hạ, phải có tính thẩm mỹ trong kết cấu, tính
cạnh tranh, khả năng lắp lẫn và khả năng phát triển trong tương lai.
Một khí cụ điện thường gặp nói chung
phải có các bộ phận chủ yếu là:
- Mạch vòng dẫn điện gồm: thanh dẫn,
đầu nối, các tiếp điểm….
- Hệ thống dập hồ quang
- Các cơ cấu trung gian
- Nam châm điện
- Các chi tiết và các cụm cách điện
- Các chi tiết kết cấu, vỏ, thùng.
Rơ le là loại khí cụ tự động đóng
ngắt mạch điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. Tuỳ theo
nguyên lý làm việc, tuỳ theo đại lượng điện và giá trị dòng áp đi vào mà có
nhiều loại rơ le khác nhau như: rơ le điện từ, rơ le nhiệt, rơ le cảm ứng, rơ
le bán dẫn, rơ le dòng điện, rơ le điện áp và rơ le trung gian.
Ở Việt Nam cũng chế tạo được các loại khí cụ điện nói
chung và rơ le nói riêng. Tuy nhiên chất lượng của nó chưa cao (tuổi thọ không
lớn). Khi cần các loại khí cụ có độ tin cậy cao và chất lượng tốt đa phần là
nhập từ nước ngoài.
Trong nội dung của đồ án sẽ trình
bày các phần tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín. Có các thông
số ban đầu:
+ 4 tiếp điểm thường đóng, 4 tiếp
điểm thường mở
+ Uđm = 220V
+ Iđm = 5A
+ f = 50 Hz
+ Điện áp điều khiển Uđmđk
= 220V, f = 50 Hz
Làm việc liên tục, cách điện cấp B.
Tuổi thọ điện 106 lần đóng cắt, tuổi thọ cơ 107 lần đóng
cắt.
0 nhận xét
Đăng nhận xét
- Cảm ơn bạn đã ghé thăm và ủng hộ cho chodoanluanvan. Chúc các bạn tìm được Đồ án - Luận văn hữu ích... Mong các bạn tuân thủ Nội quy của chodoanluanvan:
- Hãy Tìm kiếm trước khi đặt câu hỏi và Tìm các Nhãn - Thư viện - Chuyên mục ưu thích.
- Bình luận dùng Tiếng Việt có dấu. Dùng lời nói lịch sự là người có văn hóa.
- Các Đồ án - Luận văn - Khóa luận phải trả phí xin vui lòng Liên hệ : Mr Thắng: 0962929959 hoặc Email: leduythangepu@gmail.com để biết rõ mức giá hấp dẫn nhất.
- Nội dung sms hoặc Email: Tên đề tài, Mã số. Chỉ cung cấp tài liệu có trong kho. Không làm mới thuê theo yêu cầu.
- Hình thức thanh toán bằng thẻ cào Viettel: Mã số và Seri. Sau khi các bạn thanh toán sẽ gửi bản mềm vào mail. Gửi email hoặc sms cho Amin với nội dung: Họ tên, SĐT, Tên đề tài.
- Khi copy từ trang chodoanluanvan phải chỉ rõ nguồn gốc. Chân thành cảm ơn các bạn đã ủng hộ chodoanluanvan.